Nguồn gốc của đá gỗ hoá thạch
Đá gỗ hoá thạch, còn gọi là đá gỗ cổ hay gỗ hoá đá, gỗ hoá ngọc. Đây là một loại khoáng chất tự nhiên có nguồn gốc từ cây gỗ chết bị chôn lấp hàng triệu năm trong hay thạch nham núi lửa.
Khoáng chất từ đất xâm nhập vào cấu trúc gỗ, thay thế các tế bào gỗ và tạo ra một vật liệu mới. Quá trình thay đổi này diển ra liên lục và trải qua hàng trăm triệu năm quá trình phát triển địa chất với sự biến động đất đã biến những thân cây gỗ chuyển sang hóa thạch và biến thành đá. khoáng hoá này tạo ra một loại đá có hình thù và màu sắc độc đáo.
Đá gỗ hoá thạch được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như: Úc, Brazil, Hi Lạp, Ai, Cập,…Tại Việt Nam gỗ hóa thạch được tìm thấy ở: Lan Sơn, Tây Nguyên, Phú Yên….
Đặc điểm hình dạng
Màu sắc gỗ hoá ngọc khá đa dạng, từ nâu nhẹ đến nâu đậm, đỏ, cam, vàng, đen…những màu này thường hoà lẫn với nhau chứ không cố định một màu.
Loại đá này vẫn giữ lại được các vân gỗ tự nhiên, bề ngoài rất giống gỗ nhưng khi sờ vào thì lại rất mát và cứng.
Màu sắc và đường vân tùy thuộc vào loại cây gỗ và điều kiện khoáng hóa cụ thể.
Tính ứng dụng
_Phong thủy:
Các loại đá hình thành trong tự nhiên đều có những công dụng khác nhau. Riêng gỗ hóa thạch mang nguồn năng lượng dương tích cực mạnh mẽ, có thể trấn áp cũng như loại bỏ năng lượng xấu, giúp ta kết nối với năng lượng tích cực của cây gỗ và đất đai.
_Trang trí, trang sức:
Đá gỗ hoá thạch thường được sử dụng trong trang trí nội thất và ngoại thất, cũng như trong sản xuất trang sức và đồ trang trí cá nhân.
Ở Việt Nam loại đá này sử dụng để trưng bày ở dạng thô nguyên thủy, làm đồ mỹ nghệ, được chạm khắc một cách tinh tế để làm mặt dây chuyền, vòng tay, nhẫn, ngọc bội.
_Y học:
Trong y học dân gian của người Mông Cổ, đá gỗ hóa thạch có tác dụng rất tốt cho người bị bệnh khớp (viêm khớp, đau lưng, nhức mỏi, viêm cột sống..). Ngoài ra gỗ hóa thạch màu đen giúp ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh, cải thiện chức năng của thận rất hiệu quả.
Cách làm sạch đá gỗ hoá thạch
Vệ sinh, làm sạch các loại đá quý như đá thạch anh, đá gỗ là rất quan trọng để giữ cho chúng luôn giữ được vẻ đẹp tự nhiên và sáng bóng. Dưới đây là một số cách để vệ sinh đá quý một cách hiệu quả:
- Dùng nước ấm và một ít xà phòng nhẹ để làm sạch đá. Tránh sử dụng xà phòng chứa acid hoặc chất tẩy rửa mạnh có thể làm hại cho bề mặt của gỗ hoá thạch. Nếu cần thiết, hãy sử dụng sản phẩm làm sạch được thiết kế đặc biệt cho đá quý.
- Sử dụng bàn chải mềm để làm sạch bề mặt của đá gỗ hoá thạch. Tránh sử dụng bàn chải có lông cứng có thể gây trầy xước.
- Dùng khăn mềm lau khô đá ngay sau khi rửa để tránh tình trạng để lại vết nước. Vết nước có thể tạo ra các vết nhòe hoặc vết ố trên bề mặt của đá.
- Bảo quản đá gỗ hoá thạch ở nơi khô ráo và tránh nắng sáng trực tiếp.
*Lưu ý:
Tránh để gỗ hoá thạch tiếp xúc với cồn, nước hoa, hoặc hóa chất khác. Những chất này có thể làm hại và làm mất đi độ bóng tự nhiên của đá.
Để duy trì độ bóng và sáng của đá quý, bạn có đánh bóng bằng cách sử dụng chất đánh bóng đặc biệt được thiết kế cho loại đá cụ thể mà bạn đang sở hữu.
Hãy nhớ rằng, việc vệ sinh đá quý cũng phụ thuộc vào loại đá cụ thể. Nếu có hướng dẫn chăm sóc cụ thể từ nhà sản xuất hoặc người bán, hãy tuân thủ chúng để bảo quản và bảo dưỡng đá quý của bạn một cách tốt nhất.
Gỗ hoá thạch giá bao nhiêu?
Có hàng trăm loại gỗ hóa thạch khác nhau, giá của đá gỗ hoá thạch tuỳ thuộc 4 tiêu chí: Thời gian (càng lâu càng quý), chất liệu; màu sắc (có vân và màu sắc lạ, đẹp mắt); kích thước và hình dạng.
Tuy nhiên, trên thị trường cũng có những loại đá tự nhiên, không phải là gỗ hóa thạch. Chúng cũng có hình dáng, thớ, vân giống gỗ… nhưng không có giá trị.